Lukaku đến rồi đi, Morata từ số 9 chuyển sang 29 rồi cũng đi, Torres đến với con số kỷ lục, nhưng rồi… thì ai cũng chỉ biết lắc đầu. Đó chỉ là 3 trong số rất nhiều những số 9 từng thất bại trong màu áo Chelsea…. Sẽ rất là ngượng nghịu nếu nói rằng điều đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thậm chí ở Chelsea người ta còn tin rằng, có một lời nguyền số 9 đã ám lên đội bóng.
SỰ TRÙNG HỢP ĐẾN KÌ LẠ!
Bất kỳ người một hâm mộ bóng đá Anh nào cũng sẽ biết rằng Chelsea có doanh thu chuyển nhượng cầu thủ nằm ở diện lớn nhất trong suốt thập kỷ qua.
Kể từ khi kỷ nguyên Premier League bắt đầu vào năm 1992, kể từ Mark Hughes cho đến Timo Werner, từ Didier Drogba với có những thành công vang dội, từ Diego Costa người hùng đáng nhớ, từ những Hernan Crespo, Nicholas Anelka… lịch sử Chelsea đã thay đổi rất nhiều. Một số đã đến, thăng hoa và chinh phục, trong khi những người khác cập bến Stamford Bridge và chứng kiến sự nghiệp của họ lụi tàn. Đó là một phần của bóng đá.
Thế nhưng vế thứ hai thì lại dường như xảy ra quá thường xuyên ở đại bản doanh của đội bóng thành London. Bóng đá không phải không có chỗ cho sự mê tín. Và nếu một câu chuyện cứ lặp đi lặp lại theo hệ thống, hẳn ai nấy cũng phải nghi ngờ.
LỜI NGUYỀN SỐ 9
Dưới thời HLV Frank Lampard, Tammy Abraham, một tiền đạo trẻ mới 21 tuổi và chỉ có 3 lần khoác áo Chelsea bất ngờ được trao chiếc áo “số 9”. Chính huyền thoại Lampard đã yêu cầu Tammy nhận chiếc áo này, và dĩ nhiên Abraham không từ chối, bởi việc được trao chiếc áo số 9 cũng có nghĩa anh sẽ là một phần quan trọng trong đội hình Chelsea. Kết quả, đầu năm 2021, Lampard bị sa thải, còn số phận Tammy không biết đi đâu về đâu, khi anh từ chối gia hạn hợp đồng với đội bóng Tây LonDon.
Gần như chưa có cầu thủ nào khoác áo số 9 thành công ở Chelsea dưới triều đại của tỷ phú Roman Abramovic. Thậm chí cái dớp đen của chiếc áo số 9 ám ảnh đến mức, chiếc áo này từng dành cho một trung vệ. Cầu thủ người Hà Lan khởi đầu khá hứa hẹn, nhưng sau đó chìm dần theo các chấn thương.
Chiếc áo số 9 được chuyển cho Steve Sidwell rồi Franco Di Santo, những người chủ yếu đánh bạn với ghế dự bị và chờ ngày ra đi. Có giai thoại khá thú vị được cựu tiền đạo Mateja Kezman từng tiết lộ rằng: “Có một pháp sư người Ghana đã yểm bùa sân Stamford Bridge với lời nguyền nhắm vào các hàng công Chelsea vì ông ta không được chia hoa hồng trong vụ môi giới thành công một tiền đạo đến Stamford Bridge”.
Chuyện này có vẻ khó tin, nhưng sự thật không thể chối cãi là các tiền đạo rất không có duyên với The Blues. Mê tín là không nên, nhưng số liệu thống kê thì không biết nói dối.
Xem thêm: Chuyện mê tín và những bí ẩn của Champion League
Nếu nói Didier Drogba được xem là bản hợp đồng hiệu quả nhất cũng đúng. Nhưng dẫu vậy, cầu thủ người Bờ Biển Ngà không phải đạt hiệu suất ghi bàn quá khủng: 157 bàn trong 341 trận, tức chỉ đạt 0,46 bàn/trận. Trong khi những Ronaldo, Messi hay Suarez đều đạt hiệu suất xấp xỉ gấp đôi chân sút tốt nhất của The Blues.
Fernando Torres cực hay ở Liverpool nhưng đến Chelsea là xuống dốc hoàn toàn. Adrian Mutu dính dáng đến các vấn đề ngoài sân cỏ. Hernan Crespo đá cho một loạt đội lớn đều tỏa sáng, đến Chelsea thì chìm nghỉm. Lukaku là chân sút hàng đầu Premier League dưới màu áo West Brom và Everton, song cũng bị đẩy khỏi Chelsea. Samuel Eto’o không tốn phí chuyển nhượng nhưng đổi lại là mức lương khổng lồ, nên vẫn xem là lỗ to.
Hồi năm 2014, từng có một phép tính sơ sơ rằng Chelsea phải tốn đến 460.000 bảng cho mỗi 1 bàn thắng của các tiền đạo. Nếu bỏ Drogba ra khỏi danh sách, số tiền The Blues phải tốn mỗi khi có tiền đạo ghi bàn nhảy vọt lên con số 635.401 bảng.
NHỮNG LỜI NGUYỀN SỐ 9 NỔI TIẾNG
Lukaku
Anh Ku đến Ý và hào hứng khoe: Tôi đã trở về nhà. Các fan Chelsea ngoài cay ra thì thật sự hết lời với tiền đạo này. Mà ngộ cái là tiền đạo người Bỉ mặc áo số 90 khi trở lại chơi cho Inter dưới dạng cho mượn từ Chelsea.
Hè 2021, Inter bán Lukaku cho Chelsea với giá gần 100 triệu bảng. Chỉ một năm sau, CLB Serie A chỉ tốn chưa đầy 10 triệu bảng để đưa “Big Rom” trở lại dưới dạng cho mượn. Chưa giúp Chelsea được gì, nhưng Lukaku đã giúp đội bóng cũ của Conte lãi khoảng 90 triệu bảng trong chưa đầy 12 tháng. Đã vậy Lukaku còn khoác áo 90. Nói thật đi Lukaku, có phải anh đang chế nhạo Chelsea lỗ 90 triệu bảng khi chiêu mộ anh ta không vậy”. Mặc áo số 9 ở Chelsea nhưng dấu ấn của tiền đạo đắt nhất lịch sử Premier League chỉ là 8 bàn thắng trong mùa giải 2021/22.
Cùng với đó là mối quan hệ rạn nứt với HLV Tuchel. Thậm chí Tuchel đã từng chỉ tay vào hình Conte trên tivi và nói với Lukaku:
“Kìa, bố cậu kìa”.
Tất nhiên tiền đạo Bỉ đã tỏ rõ thái độ không hài lòng.
Timo Werner
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Thomas Tuchel khi nhận công việc dẫn dắt Chelsea thay Lampard chính là hồi sinh 2 ngôi sao đắt giá đồng hương: Kai Havertz và Timo Werner. Mọi thứ đều ổn, chỉ mỗi Timo là không ổn.
Đồng đội đã làm tất cả những gì khó nhất, đáp lại, chân sút Chelsea chỉ có thể cúi đầu như thế này. Đây cũng là hình ảnh thường thấy của Timo Werner trong thời gian anh khoác áo Chelsea. Hoặc có đôi khi Timo đã tự mình làm rất tốt tất cả các khâu trước đó: từ chạy chỗ, phối hợp, di chuyển, duy chỉ có đưa bóng vào lưới thì anh không làm được.
Đến bước cuối thì lại xôi hỏng bỏng không.
Xem thêm: Chelsea lội ngược vòng ở đấu trường Champion League
Alvaro Morata
Anh ghi tới 7 bàn trong 8 trận đầu, đặc biệt là cú hat-trick vào lưới Stoke tại vòng 6 Premier League 2017/18, rồi lại tiếp tục tỏa sáng với 3 bàn thắng và 2 đường kiến tạo trong giai đoạn Giáng sinh.
Ấy thế mà không ai hiểu tại sao một cầu thủ đang có phong độ vào phom như vậy lại sa sút không phanh. Bắt đầu từ trận đấu với Arsenal, Morata chơi bóng cứ như người vô hình. Anh trở nên vụng về, yếu ớt đến khó hiểu.
Vai trò “người tàng hình” được Morata diễn tròn vai ở mùa giải tiếp theo. Anh gần như mất niềm tin vào bản thân, trở thành mắt xích yếu nhất Chelsea, HLV Maurizio Sarri thậm chí phải đẩy Eden Hazard vào đá thay vị trí trung phong. Từ bỏ chiếc áo số 9 để chuyển sang số 29 nhưng vận rủi vẫn không ngừng ám Morata.
Không còn chỗ đứng ở Chelsea và ra đi là kết cục không thể khác. Thế nhưng, chuyển đến Madrid vài tháng, anh lại tuyên bố: Tôi hạnh phúc. Cứ như một cái tát vào mặt Chelsea.
Xem thêm: Mùa giải này Chelsea có gì?
Gonzalo Higuain
Là chân sút cự phách từng tung hoành ngang dọc ở Real Madrid, Gonzalo Higuain là cái tên được HLV Maurizio Sarri kỳ vọng thay thế vai trò của Morata tại Chelsea.
Cả hai cũng từng có thời gian làm việc cùng nhau nên đủ cơ sở để CĐV Chelsea kỳ vọng chân sút người Argentina sẽ hóa giải lời nguyền số 9. Thế mà Higuain nỡ lòng nào chỉ ghi vỏn vẹn 5 bàn trong giai đoạn 2 mùa giải 2018/19. Anh cũng nhanh chóng bị gói trả hàng về lại Juventus.
Radamel Falcao
Vào hè 2015, mãnh hổ Radamel Falcao cập bến Stamford Bridge và nhận lấy chiếc áo số 9 từ tay Fernando Torres, tiếp nhận luôn lời nguyền số 9 ám ảnh nơi đây.
Không có gì bất ngờ, anh gây thất vọng với 12 trận ra sân mà chỉ ghi một bàn. Sau mùa giải 2015/16, Falcao phải trở về Pháp khoác áo AS Monaco. Nhìn chung thất bại của Falcao đã được dự báo trước
Fernando Torres
Sau 5 mùa giải, Torres ra sân 172 trận và ghi 45 bàn cùng vô vàn những khoảnh khắc để đời. Tiêu biểu như màn bỏ lỡ ở cự ly chỉ chừng có 5 mét và phía trước là khung thành đã bỏ trống trên sân Old Trafford.
Khi còn ở Liverpool, Torres là tiền đạo hàng đầu thế giới, chủ tịch Roman Abramovich mê mẩn. Song, thật không thể tin nổi, tôi biết Liverpool đã lừa Chelsea.”. Jamie Carragher đã bông đùa.
Về mặt hiệu quả, Torres chắc chắn là quả bom xịt. Nhưng về mặt danh hiệu Torres lại thành công khi cùng Chelsea chinh phục đỉnh châu Âu.
Bất chấp việc mỗi bàn thắng của Torres có giá hơn một triệu bảng, các CĐV “The Blues” vẫn nhớ về tiền đạo này với ký ức đẹp nhất trên sân Camp Nou, khoảnh khắc khi anh ngoặt bóng kết liễu Barca hùng mạnh của HLV Pep Guardiola.
Kết
Còn một vài trường hợp nữa như là Hernan Crespo hay Mateja Kezman và nhất là Andriy Shevchenko. Tất cả những gì xảy ra đều khiến cổ động viên Chelsea dù không muốn cũng phải tin rằng, chiếc áo số 9 của đội bóng rõ ràng bị ám.