Đừng ngạc nhiên và cũng đừng hỏi vì sao, cả làng túc cầu chỉ có duy nhất Pele được gọi “Vua bóng đá“.
Cuộc đời vĩ đại của ông được hậu thế ghi nhớ bằng những kỷ lục vô tiền khoảng hậu. Người duy nhất đủ tư cách nói ra điều này:
“Bao giờ một Pele thứ 2 mới được ra đời? Nhiều người hỏi tôi như vậy. Câu trả lời là không bao giờ, ba mẹ tôi đóng cửa nhà máy sản xuất rồi. Khi nào Messi ghi được 1283 bàn thắng, vô địch World Cup 3 lần thì chúng ta quay trở lại câu hỏi kia nhé”
Thuở thiếu thời nghèo khó của Pele
Pelé sinh năm 1940, có tên đầy đủ là Edson Arantes do Nascimento. Ban đầu ông được ba mẹ đặt tên theo nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison. Nhưng sau đó họ quyết định bỏ đi chữ “i” và gọi ông là “Edson”. Biệt danh ở nhà của ông cũng là Dico. Ông chỉ được gọi là “Pelé” khi bắt đầu đi học.
Sở dĩ các bạn học gọi ông như thế là vì tên của cầu thủ ưa thích của ông, thủ môn của đội Vasco da Gama Bilé, đã bị ông phát âm sai thành Pelé.
Trong cuốn tự truyện của mình, Pele tuyên bố ông và bạn bè ông lúc đó không biết biệt danh đó có nghĩa gì. Và từ này cũng không có ý nghĩa gì nổi bật trong tiếng Bồ Đào Nha. Thế nhưng có một điều thú vị là Pelé trong tiếng Hebrew có nghĩa là “phép lạ“.
Nhưng chắc một điều rằng Pele và gia đình ông khi đó sẽ không suy nghĩ sâu xa đến thế. Đơn giản thôi, Pelé lớn lên trong đói nghèo ở Bauru ở bang São Paulo. Ông kiếm tiền bằng cách làm việc trong các cửa hàng chè như một người phục vụ. Khởi đầu sự nghiệp bóng đá trong gian khó, thiếu thốn trăm bề. Phép lạ đối với họ có lẽ chỉ là làm sao ngày có đủ 3 bữa ăn. Nhiêu đó cũng đủ khốn đốn rồi, mơ tưởng gì đến những chuyện hoang đường khác.
Nhắc đến Brazil, cứ 10 cầu thủ thì có lẽ cũng đến 9 người là sống chật vật thuở nhỏ, nương nhờ vào tài nghệ bẩm sinh, và chất nghệ sĩ trên sân cỏ để vươn lên trở thành cầu thủ bóng đá lừng danh khắp thế giới.
Pele cũng thế.
Cha ông là một cầu thủ bóng đá, có lẽ vì thế, mà tình yêu bóng đá đã ăn sâu vào trong máu của ông từ nhỏ. Nhưng vì nhà nghèo, không mua nổi một quả bóng tử tế, Pele chỉ có thể thỏa đam mê của mình bằng một quả bóng tự chế. Ông dùng một cái túi nilon rồi nhồi nhét đủ mọi giấy báo, bất kỳ thứ gì vào trong đó, rồi buộc chặt lại.
Cứ thế, ông rèn cho mình một đôi chân thoăn thoắt, không ngại bất cứ trở ngại nào trên đường đi.
Sau đó Pele chơi cho một số đội nghiệp dư ở quê nhà như Sete de Setembro, Canto do Rio, São Paulinho, và Amériquinha. Cậu nhóc này sớm lọt vào mắt các nhà tuyển trách khi thống trị các cuộc thi ở địa phương. Giành ba chức vô địch toàn bang São Paulo liên tiếp từ năm 1954 đến năm 1956.
Bóng đá đôi khi không chỉ là một thể thao. Bóng đá được người chơi gửi gắm vào trong đó những khát khao. Mỗi đôi chân và quả bóng đều có một sự liên kết, để rồi trong những giây phút khó khăn nhất, Pele luôn tự nhắc nhở mình rằng: Hãy cố gắng để trở nên tốt hơn.
Ông cần chạy nhanh hơn, nghĩ nhanh hơn, mạnh hơn khi ở trên sân, dù chơi với người lớn ông đến cả chục tuổi. Pelé công nhận bóng đá trong nhà đã giúp ông nhạy bén hơn trong việc phán đoán tình huống dù là ở sân cỏ hay ngoài đời.
Trong các các giải đấu mà Pelé tham gia khi còn trẻ. Ông luôn là người ghi bàn nhiều nhất với mười bốn hoặc mười lăm bàn thắng mỗi giải. Nhũng thành tựu nhỏ bé đó đã cho Pele rất nhiều tự tin để rồi ông hiểu rằng: Mình sẵn sàng đối mặt với bất kỳ điều gì xảy đến sắp tới, không sợ hãi, không đầu hàng, luôn tiến lên.
Thần đồng tuổi 17 – Pele
Năm 1956, Pelé đến Santos để thử việc tại câu lạc bộ cùng tên. Đó là một thành phố cảng công nghiệp nằm gần São Paulo. Khi đó người đại diện đã nói với Giám đốc Santos rằng cầu thủ 15 tuổi này sẽ là “cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất thế giới.”
Thời gian đó Pelé được quảng cáo rất mạnh trong các phương tiện truyền thông địa phương như một siêu sao trong tương lai. Đôi khi quáng cáo quá nhiều sẽ gây hiệu ứng ngược. Trừ phi, người được quảng cáo thật sự đúng như quảng cáo. May là Pele thậm chí còn hơn cả những gì mà ông được quảng cáo.
Dưới màu áo đội bóng bang Sao Paulo, Pele nhanh chóng tỏa sáng. Pelé đã được trao một vị trí xuất phát trong đội hình chính và ở tuổi 16, trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu trong giải đấu. Mười tháng sau khi ký hợp đồng chuyên nghiệp, ông được gọi lên đội tuyển quốc gia Brasil.
Tháng 7/1957, khi mới 16 tuổi 9 tháng, Pele ghi bàn giúp Brazil hạ kình địch Argentina 2-1 ngay tại thánh địa Maracana. Pha lập công giúp ông hiện vẫn giữ kỷ lục cầu thủ trẻ nhất ghi bàn trong lịch sử Selecao.
Tuổi 17, tài năng trẻ Santos gây lên cơn sốt tại xứ sở samba khi được triệu tập vào ĐTQG Brazil dự World Cup 1958. Và sau đó, lịch sử như thế nào chắc ai cũng đều biết.
Pele và 3 kì World Cup lịch sử
Năm 1950 Brazil từng tới rất gần cúp vàng World Cup. Trên thánh địa Maracana, nước chủ nhà thậm chí đã chuẩn bị một bài diễn văn chúc mừng các vũ công samba bằng tiếng Bồ Đào Nha thay vì là tiếng Anh thông dụng. Nhưng rồi, họ thất bại trước Uruguay. Một trận đấu được ví với hai chữ thảm họam được Nelson Rodrigues ví von rằng: “Mỗi quốc gia đều có một thảm họa lịch sử. Với Nhật Bản đó là Hiroshima. Với Brazil, thảm họa ấy chính là World Cup 1950“.
Phải tới 8 năm sau, Selecao mới phục hận thất bại cay đắng ấy, khi lần đầu tiên lên ngôi vô địch giải đấu bóng đá số 1 hành tinh.
Cũng giải đấu đó, Pele bước ra ánh sáng.
Xem thêm: Số phận chiếc cúp Jules Rimet và hành trình lưu lạc
Thế giới hân hoan chào đón môt thiên tài bước ra ánh sáng, người đã “làm xiếc” với trái bóng bằng pha pha xoay người 180 độ, tâng bóng qua đầu hậu vệ rồi tung cú volley cháy lưới thủ thành Karl Svensson. Siêu phẩm của Pele đẹp đến mức người Thụy Điển quay sang cổ vũ cho ông, tranh thủ tận hưởng thứ bóng đá ma thuật mà chàng cầu thủ xứ samba này trình diễn. Đó là cú đánh gót vừa vặn cho Mário Zagallo ghi bàn thứ 4 cho Brazil. Hay bàn ấn định chiến thắng 5-2 của Pele mang về cúp vàng thế giới cho Selecao.
Giải đấu năm ấy, Pele không phải là cầu thủ xuất sắc nhất giải, cũng không phải là vua phá lưới. Nhưng chắc chắn không một cái tên nào có thể vượt qua Vua bóng đá nếu như bàn về sự ấn tượng. Ông ghi 6 bàn thắng trong toàn bộ các trận đấu thuộc vòng knock-out và được chào đón như người hùng khi về nước.
Thậm chí có người còn không hài lòng khi trong trận chung kết Pele “chỉ” ghi được có hai bàn thắng! Một lời nói đùa ư, 2 bàn trong trận chung kết với một cầu thủ chưa đầy 18 tuổi ư. Nhưng mà đúng là như vậy!
Truyền thông thế giới hoàn toàn bị Pele mê hoặc và sử dụng hết mỹ từ để ca ngợi tiền đạo chỉ cao 1m73. Cổ động viên Brazil có khi mải để ý Pele mà “quên” mất rằng nước mình đã lần đầu tiên vô địch!
Đó là tiền đề của “Vua bóng đá” trong tương lai còn huy hoàng rực sáng hơn nữa.
Ông giúp Brazil thêm 2 lần đăng quang vào 1962 và 1970, đồng thời giúp Selecao trở thành đội tuyển đầu tiên lập hat-trick vô địch, giành vĩnh viễn cúp vàng Jules Rimet. Pele sở hữu trong tay kỷ lục vô tiền khoáng hậu, cầu thủ duy nhất 3 lần vô địch World Cup.
Brazil và “báu vật” mang tên Pele
Sau World Cup 1962, các câu lạc bộ châu u giàu có như Real Madrid, Juventus và Manchester United đã cố gắng để ký được hợp đồng với ông. Thực tế, với tài năng của mình, “Vua bóng đá” Pele thừa sức khoác áo các đại gia châu u. Thậm chí, ít ai biết rằng, CLB Juventus sẵn sàng trả cho Pele cổ phần của công ty mẹ là Fiat để mời gọi ông.
Nhưng ông chưa một lần xuất ngoại. Giới mộ điệu từng chỉ trích Pele là cầu thủ“an toàn”, thiếu ý chí vươn lên khi suốt sự nghiệp chỉ quanh quẩn ở Brazil.
Chính phủ Brasil dưới quyền Tổng thống Janio Quadros đã tuyên bố Pelé là “kho báu quốc gia chính thức” và Pele không được phép xuất ngoại.
Sau khi nhiệm kỳ Tổng thống của Janio Quadros kết thúc, những người kế vị sau này cũng không tìm cách bác bỏ đạo luật ấy. Giới cầm quyền của Brazil hiểu quá rõ giá trị của Pele. Vua bóng đá chỉ có thể rời Brazil khi đã ở tuổi xế chiều của sự nghiệp cầu thủ.
Thời ấy, đất nước Brazil ngập sâu khủng hoảng trên nhiều phương diện. Càng đau khổ, người dân họ càng tìm về những thứ tâm linh để xoa dịu đi thực tại khắc nghiệt. Nếu chúa ở quá xa, thì họ chọn Pele để trở thành điểm sáng mới khôi phục niềm tin. Dẫu cuộc đời có lúc thăng trầm nhưng tấm gương Pelé từ một cậu bé nghèo đã biết phát huy hết tài năng bẩm sinh để trở thành “ông vua” sân cỏ luôn tạo niềm cảm hứng cho bất cứ ai đang phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Pele rời khỏi Brazil chẳng khác nào là một “cơn ác mộng” đối với hàng triệu người hâm mộ Brazil, những người thường thích chứng kiến ông thể hiện các kỹ năng điệu nghệ và siêu tốc độ trước các đối thủ trên các sân vận động địa phương.
Tuy trong cả sự nghiệp, ông chỉ thi đấu cho 2 CLB là Santos và cuối đời đến New York Cosmos ở Mỹ. Nhưng tên tuổi của Pele chưa từng hạ nhiệt. Hai năm trước khi gia nhập New York Cosmos, tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Richard Nixon đã từng mời Pele đến Nhà Trắng và ký tặng vào một quả bóng. Nixon không phải là vị tổng thống Mỹ duy nhất mà Pele được gặp. Năm 1985, pele có cuộc gặp với tổng thống Mỹ Ronald Reagan và tổng thống Mỹ đã có câu nói nổi tiếng:” Chào Pele, tôi là Ronald Reagan, đương kim tổng thống Mỹ. Còn anh không cần giới thiệu đâu, ai cũng biết anh là ai mà!”
Năm 1966, Lennon và anh em trong ban nhạc tìm tới tận sảnh khách sạn nơi ĐT Brazil đóng quân ở World Cup nhưng lãnh đạo LĐBĐ quốc gia này kiên quyết từ chối, không cho họ gặp Pele. Sau đó vào năm 1975, trong chuyến xuất ngoại sang Mỹ, mà Pele đã có hội gặp trưởng nhóm The Beatles, John Lennon và cả hai nhanh chóng trở thành bạn thân. Vua bóng đá kết hợp với huyền thoại âm nhạc thế giới. Có lẽ đây là nhân duyên mà chỉ những nhân vật tên tuổi như Pele mới làm được.
Dù sao thì Pele cũng hạnh phúc khi thi đấu ở Brazil. Ngay cả khi ở lại Nam Mỹ, Pele vẫn có mọi thứ. Từ quyền lực cho đến tài chính. Ông có thu nhập cao ngất ngưỡng ở Santos, điều mà chỉ có Neymar vài thập kỷ sau này mới có được vinh dự ấy.
Ngày 19/11/1969 có thể coi như ngày đáng nhớ nhất trong những năm chơi bóng đỉnh cao khi Pele ghi bàn thắng thứ 1.000. Trong trận đấu giữa Santos và Vasco da Gama, Pele bước lên chấm 11m, chính ông đã bước lên thực hiện cú dứt điểm thành công, đạt đến cột mốc 1.000 bàn thắng trong sự nghiệp khi mới ở độ tuổi 29.
Theo thống kê, đã có 125.000 khán giả đến với sân vận động Maracana để chứng kiến trận đấu Santos gặp Vasco da Gama cách đây 51 năm và họ đã may mắn được theo dõi khoảnh khắc Pele ghi bàn thứ 1.000 trong sự nghiệp.
Sau 19 năm thi đấu cho câu lạc bộ Santos, Pele đã ghi tổng cộng 1087 bàn thắng. Dưới thời của Pele, Santos là đội bóng mạnh nhất thế giới. Với những ngôi sao như Pele, Pepe và Coutinho trong đội hình, họ dễ dàng đánh bại những CLB hàng đầu châu u với tỷ số cách biệt. Năm 1962, Benfica gặp Santos trong trận chung kết Copa Libertadores, giải đấu câu lạc bộ uy tín nhất ở Tây bán cầu. Thủ môn của đội bóng Bồ Đào Nha đã nói rằng:
“Tôi đến với hy vọng để ngăn chặn một người vĩ đại, nhưng sau đó tôi đã được thuyết phục rằng đã được tôi đã đối đầu với một người không được sinh ra trên cùng một hành tinh như phần còn lại của chúng ta.”
Nhờ sức hút của Pele và sức mạnh của Santos nên đội bóng này thường xuyên được mời đi du đấu khắp thế giới. Pele cho biết ở thập niên 60, Santos luôn đắt sô du đấu khắp năm châu. Chỉ tính riêng trong năm 1960, Vua bóng đá đã thi đấu tới 109 trận. Dễ hiểu vì sao ông có thể ghi tới hơn 1.000 bàn thắng trong sự nghiệp.
Có rất giai thoại thế giới đã xuất hiện trong những chuyến phiêu lưu vòng quanh thế giới của Santos.
Chẳng hạn như vào này 5/5/1972, Santos đá giao hữu ở Trinidad & Tobago. Pele đã ghi 1 bàn ở phút 43. Chỉ đợi có thế, khán giả trên sân bóng có tên “Cảng Tây Ban Nha” ào xuống ăn mừng, rồi đám đông bế Pele lên cao, đưa ông diễu hành vòng qua nhiều tuyến phố. Phải mất 2 giờ đồng hồ, Pele mới được “giải cứu”. Mà càng toát mồ hôi hột khi biết rằng vào lúc đó, tình hình chính trị xã hội ở đây vô cùng phức tạp. Đâu ai biết số phận vua bóng đá từng mong manh đến mức nào trong vòng tay quá khích của người hâm mộ.
Sức ảnh hưởng của Pele vượt ra cả đường Pitch
Sức ảnh hưởng khủng khiếp của Pele còn thể hiện ở những chuyến đi của ông đến Châu Phi. Tương truyền rằng nửa thế kỷ trước, Vua bóng đá từng khiến cuộc xung đột đẫm máu tại Nigeria phải chấm dứt khi ông đặt chân tới đây đá giao hữu.
Chuyện là vào năm 1969, Pele đến Nigeria đá giao hữu. Nhưng lúc này, đất nước châu Phi đang bị xẻ đôi bởi một cuộc nội chiến. Khiến nhân dân ở đây gặp muôn vàn khó khăn, đất nước đang chìm trong khói lửa chiến tranh.
Thế nhưng, trong ngày Pele đến Nigeria, thủ đô Lagos vốn đầy tiếng súng rền vang bỗng im lặng đến lạ thường. Hai bên đối thủ trong cuộc nội chiến thậm chí còn có giao kèo rằng, trong 48 giờ trước và sau trận đấu, tất cả ngừng bắn để người dân chào đón trận đấu của siêu sao Brazil. Phải đến tận 2 tuần sau khi Vua bóng đá rời Nigeria, bạo lực mới bùng phát trở lại.
Chính những đồng đội của Pele xác nhận câu chuyện trên là có thật. Lima chia sẻ rằng: “Chúng tôi có biết về tình trạng bất ổn tại Nigeria thời điểm đó. Nhiều người thắc mắc vì sao chúng tôi lại đến đây chơi bóng. Nhưng đó là cách chúng tôi thể hiện vị thế của mình. Nếu có thể ngăn chặn một cuộc chiến nổ ra tại sao lại không làm. Điều đó thật tuyệt”
Và việc Pele đã góp phần ngăn nội chiến tại Nigeria trở thành một giai thoại được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một cách thể hiện tầm ảnh hưởng của một ông vua bóng đá thực thụ. Mặc dù sau này trong cuốn tự truyện, Pele đã thẳng thắn viết rằng: “Mọi người thường hay thêu dệt nhiều câu chuyện về tôi, và việc ngừng bắn ở Nigeria là một trong số đó. Chúng tôi tới đây thi đấu vì chính quyền cam kết không để phiến quân Biafra tràn vào thủ đô Lagos trong thời gian đội Santos đến đây. Vậy thôi, chứ chẳng có lệnh ngừng bắn nào cả”.
Nhưng điều đó cũng không nổi những viễn cảnh màu hồng tô vẽ về vua bóng đá. Dù sao việc Pele có sức ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới là điều thật. Pele tựa như vị Sứ giả hòa bình của thế giới, Pele không chỉ ngăn không chỉ một, mà tới hai cuộc nội chiến tại châu Phi.
Năm 2012 ông trở lại Gabon. Tổng thống Ali Bongo đích thân chào đón ông và hoan hỉ nói rằng:
“Xin chào người hùng của chúng tôi. Ông biết không, ngày ông đến chơi bóng thì bố tôi đang là Tổng thống. Lúc đó, đất nước Gabon đang rối loạn bởi cuộc chiến tranh, bố tôi và nội các chính phủ đã quyết định: Pele sắp đến đây, chúng ta phải gác súng sang một bên để người dân được xem Pele thi đấu. Nhờ đó mà chiến tranh dần dần biến mất khỏi đất nước này”
Cuộc sống cá nhân của Pele – Góc khuất của Vua bóng đá
Cho tới nay, chưa có thống kê chính xác nào về tài sản của Pele ở hiện tại. Năm 2019, nhà báo người Brazil, Cosme Rimoli ước tính Pele có khối tài sản khoảng 80 triệu real, 15,4 triệu USD, dù ông không hề làm bất cứ công việc nào khác.
Cả cuộc đời cống hiến cho bóng đá kéo dài 37 năm cũng đủ để mang lại cho ông nguồn thu nhập hàng tháng ổn định. Ông có các công ty, nhiều bất động sản và các khoản đầu tư tài chính và những hợp đồng quảng cáo béo bở.
Đừng quên rằng, Pele từng được Puma trả 25.000 USD chỉ để buộc dây giày trước khi bắt đầu trận chung kết World Cup 1970. Và con số này là 100.000 USD cho 4 năm kế tiếp. Những con số siêu giá trị vào thời điểm đó.
Là vua bóng đá nên Pele hiển nhiên được rất nhiều phụ nữ vây quanh và ngưỡng mộ. Ông có đời sống riêng tư đầy màu sắc. Ông kết hôn ba lần, và lần thứ ba là khi Pele đã 75 tuổi. Ông tổ chức một đám cưới riêng tư với nữ doanh nhân Marcia Cibele Aoki kém ông 15 tuổi.
Ông cũng vô cùng đau đầu với cậu con trai tù tội Edinho. Anh ta là con trai đầu lòng của Pele, ra đời chỉ 2 tháng sau khi Vua bóng đá vô địch World Cup lần thứ 3. Nhưng từ năm 1975, Pele tới New York để chơi cho New York Cosmos cũng là lúc ông ly thân với vợ. Vì vậy Edinho ở cùng mẹ trong một căn hộ nhỏ và gần như không có sự chăm sóc của ông bố nổi tiếng.
Cuộc đời của cậu con trai Edinho không suôn sẻ khi anh ta vướng vào khá nhiều lùm xùm liên quan đến pháp luật. Pele đã dùng ảnh hưởng của mình để cứu giúp con trai nhiều lần, như một sự bù đắp cho quá khứ.
Kết
Có thể không phải là người bố vĩ đại, nhưng cuộc đời quá đỗi hoàn mỹ của ông phần nào đó che đậy đi những góc khuất, những vết cắt xấu xí không nên có trong cuộc đời của một vị vua.
Hãy quên đi những điều xấu xí đó và dành một sự kính trọng, một cái cúi đầu cầu nguyện cho linh hồn của Pele sẽ yên nghỉ trên thiên đàng. Những gì ông đã làm được cho thế giới, cho làng túc cầu và cho hàng triệu con chiên ngoan đạo.
Nguồn : Onbet