Cú tấn công cực mạnh và bất ngờ của Covid-19 khiến thế giới bóng đá chao đảo, và khi tài chính đã bị ảnh hưởng, liệu các đại gia bóng đá Châu Âu có dám vung tay quá trán, ném tiền qua cửa sổ vào những thương vụ bom tấn trên thị trường chuyển nhượng cầu thủ, nhất là khi các đội bóng vẫn chưa dứt hẳn nỗi sợ dịch bệnh?
Hoặc, bom tấn vẫn xảy ra nhưng là theo một cái cách rất khác.
Đại dịch Covid tác động như thế nào lên thị trường chuyển nhượng cầu thủ?
Theo thông tin độc quyền mới nhất được đăng tải trên tờ BILD nước Đức, sau thời gian dài theo đuổi, các đội bóng đá Châu Âu sẵn sàng chi đến 180 triệu chỉ để có được chân sút trẻ: Jude Bellingham. Nếu thành công, cầu thủ 20 tuổi sẽ trở thành bản hợp đồng trẻ đắt giá nhất thế giới, đánh bại cả bản hợp đồng của Mbappe đến PSG (145 triệu Euro), vượt xa cả hợp đồng của Haaland đến Manchester City (66 triệu Euro).
Tuy nhiên mấu chốt của thương vụ này là đề nghị trả góp số tiền 180 triệu bảng Anh từ quỷ đỏ thành Manchester. Ban đầu MU muốn biến phần lớn số tiền này thành các khoản phụ phí, thanh toán theo từng đóng góp cụ thể của Bellingham khi khoác áo câu lạc bộ. Nhưng sau cùng, thỏa thuận được cả hai đồng ý là phương thức trả chậm trong hai năm. Cụ thể MU sẽ trả trước cho Dortmund 63 triệu bảng, 45 triệu bảng còn lại sẽ được chia ra trả góp từng năm tương ứng là 27 triệu bảng cho năm 2021 và nốt 18 triệu bảng vào năm 2024!
Khi cái động bóng Châu Âu mua sắm trả góp!
Premier League là giải đấu hàng đầu với số tiền thưởng cho mỗi trận đấu lên đến . Trong một báo cáo chi tiết về cuộc khủng hoảng tài chính ở các câu lạc bộ đang thi đấu tại giải Ngoại Hạng Anh của một giảng viên tài chính bóng đá Kieran Maguire, họ đang đối mặt với khoảng nợ tiền chuyển nhượng cầu thủ lên tới cả tỷ bảng, trong đó phần lớn đến từ những cầu thủ nước ngoài đang chơi bóng tại đây. MU dẫn đầu danh sách với con số 169,3 triệu bảng nợ, tích tụ từ các thương vụ đầu tư mang tên Bruno Fernandes, Harry Maguire và Aaron Wan-Bissaka.
Tính ra việc nợ nần của Mu chẳng là điều gì mới với các fan của đội bóng này, kể từ khi anh em nhà Glazers lên nắm quyền, đội bóng phải oằn mình vừa trả lãi vừa gia hạn các khoản nợ, mà theo các Manucians tính toán thì có khi phải đến 160 năm bầy quỷ đỏ mới trả hết cả gốc lẫn lãi.
Cũng trong bảng thống kê của Kieran Maguire, nhìn lại gã hàng xóm khó chịu manchester city, họ cũng còn 84 triệu bảng chưa trả từ khi vụ mua Rodri, Joao Cancelo và Riyad Mahrez.
Chưa kể khi đại dịch Covid xảy đến thì các khoản tiền lót tay, đại diện, thậm chí bản quyền truyền hình, bản quyền hình ảnh cũng trở thành áp lực nặng gánh đặt lên vai các đội bóng Châu Âu. Những khoản nợ tưởng như vô hình trả dần dần giờ đây hóa thành các khoản cần thanh toán gấp.
Nhưng nhu cầu bổ sung đội hình vẫn là cấp thiết với mọi đội bóng Châu Âu. Và dù bất cứ trong tình cảnh nào thị trường chuyển nhượng cầu thủ vẫn phải diễn ra. Các đội bóng Châu Âu tầm trung sẽ coi đây là cơ hội để có được nguồn thu san sẻ trong thời kỳ khó khăn. Còn các ông lớn vốn có nguồn tài chính mạnh sẵn thì cần nâng cấp đội hình cho những mục tiêu lớn khi mùa giải mới khởi tranh. Vì thế, chợ hè vẫn xôm và sẽ xôm theo một cách mới.
Như câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett: “Chỉ khi thủy triều rút, bạn mới biết ai đang khỏa thân”, những mảng bóc dần lộ ra thì nhiều người mới vỡ lẽ, trả góp lúc này là thứ khả dĩ nhất.
Chuyển nhượng cầu thủ trả góp và ích lợi bất ngờ
Rất ít đội bóng Châu Âu và cả trên thế giới sẵn sàng trả khoản tiền lớn một lần cho các đối tác để mua một cầu thủ. Cho dù là đại gia họ cũng không làm thế. Bởi các câu lạc bộ chuyên nghiệp đều hoạt động như một doanh nghiệp, chi quá nhiều tiền chuyển nhượng cầu thủ sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề thanh khoản khác. Sức ép và quy luật luân chuyển dòng tiền trong cách vận hành tài chính khiến họ phải chia số tiền chuyển nhượng thành nhiều khoản nhỏ và trả trong nhiều đợt, phổ biến nhất là định kỳ hàng năm.
Trường hợp Nicolas Pepe chuyển nhượng đến Arsenal chính là ví dụ điển hình cho phương thức này. 20 triệu bảng đã được chồng ngay lập tức trên bàn đàm phán, còn lại 52 triệu bảng, pháo thủ sẽ chia nhỏ và trả cho đội bóng nước Pháp trong các năm còn lại. Tháng 6 vừa qua, Arsenal chỉ phải móc móc hầu bao 13 triệu để trả cho Lille.
Cũng từ thương vụ của Pepe mà nhiều chuyên gia kinh tế phải bất ngờ với những lợi ích từ phương thức trả góp. Theo Daily Mail, việc trả góp thành nhiều đợt giúp câu lạc bộ thành London giảm tải gánh nặng lên quỹ chuyển nhượng cầu thủ của đội bóng nước Anh. Đồng thời giám đốc đối ngoại Raul Sanllehi của Arsenal khá tài tình hoàn tất vụ chuyển nhượng mà chỉ phải chồng 20 triệu trong tổng số 72 triệu bảng, phải nói là đó là trường hợp hiếm gặp. Bởi thông thường một câu lạc bộ thường phải trả ít nhất hơn 50% phí hợp đồng để có vốn tái đầu tư.
Cái giá 72 triệu bảng cho Pepe có lẽ là quá đắt trong mắt giới mộ điệu, nhưng Arsenal thực tế không hề thiệt trong thương vụ này và bản báo cáo tài chính đẹp như mơ cuối năm là minh chứng cho điều đó. Tương tự, đây cũng là mánh khóe được các câu lạc bộ bóng đá Châu Âu khác sử dụng tại Ngoại Hạng Anh.
Bán Wan-Bissaka cho Manchester United với giá 50 triệu bảng đắt đỏ, Crystal Palace không hề nhận đủ mà sẽ được quy hoạch trả dần dần trong 9 tháng. Trong lúc khó khăn, câu lạc bộ này đã bán đi khoản nợ 22,5 triệu bảng của MU cho ngân hàng Macquarie để cân bằng tài chính, đồng nghĩa với việc lúc này MU mới là đội có nghĩa vụ trả nợ cho Macquarie chứ không còn là câu lạc bộ phía nam thành London.
Hay Leicester City cũng thoát nguy nhờ làm điều tương tự trong thương vụ đắt đỏ bán để Riyad Mahrez chuyển sang tỏa sáng trong màu áo xanh của thành Manchester. Theo đó các nhà á quân EPL 2020 sẽ phải trả cho bầy cáo trong 3 đợt với hạn chót là ngày 31/07/2020.
Bournemouth rất biết cách thu tiền trong vụ bán Tyrone Mings cho Aston Villa với bản hợp đồng 20 triệu bảng ban đầu, sau đó đội chủ sân Villa Park phải thanh toán thêm các khoản bổ sung theo từng đợt, mà dự kiến tổng giá trị của thương vụ này phải lên tới 26,5 triệu bảng.
Chính nhờ “diệu kế” này mà nhiều đội bóng Châu Âu phần nào sống sót qua mùa dịch Covid-19. Có chăng cũng là “cái khó ló cái khôn”.
Áp lực kinh tế là có, nhưng chuyển nhượng cầu thủ vẫn phải diễn ra, thì trả góp nghiễm nhiên được coi là hợp lý.
Những bản hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ trả góp
Nếu theo dõi thị trường chuyển nhượng cầu thủ của bóng đá châu Âu thường trong vài năm vừa qua, phương thức trả góp có lẽ không phải là mới.
Năm 2016, phi vụ chuyển nhượng của Suarez từ Lữ đoàn đỏ sang Barca bất ngờ bị lộ toàn bộ nội dung chuyển nhượng cầu thủ và những con số trên giấy tờ khiến nhiều người suy ngẫm. Theo Football Leaks – cũng chính là nơi phát tán hợp đồng chính thức của hai câu lạc bộ, Suarez là thương vụ đắt giá thứ 4 thời điểm đó với mức giá 65 triệu bảng, chỉ sau Ronaldo, Bale và Neymar. Tuy nhiên, đội chủ sân Nou Camp không trả một lần mà lại lựa chọn hình thức trả góp thành 5 đợt. Phải tới ngày 31/07/2016 đội bóng của Messi mới hoàn tất số tiền cho nhà đương kim vô địch EPL.
Nhưng mức phí khổng lồ này cũng phần nào được an ủi bởi có được Suarez là cái giá quá hời cho Barca. Anh được độc giả tờ Marca bình chọn là bản hợp đồng thành công nhất La Liga mùa giải 2014/2015. Đồng thời cùng Messi và Neymar tạo nên tam tấu nguyên tử MSN trứ danh với sức công phá khủng khiếp, góp công mang về cú ăn ba Champions League, Cúp Nhà Vua và La Liga mùa giải năm đó cho gã khổng lồ xứ Catalan.
Xem thêm: Barca đi tìm tam tấu MNS
Tiếp nối thành công từ thương vụ Suarez, từ FC Barca, câu lạc bộ tự biến mình thành “FC trả góp” với những bom tấn “hớ” từ chiêu trò mang tên “khoản phụ phí” khá lằng nhằng.
Theo các tài liệu rò rỉ từ Football Leaks thì số tiền 105 triệu euro phí chuyển nhượng Dembele cũng được Barca chia làm 2 lần trả cho Dortmund, 70 triệu và 35 triệu cho mỗi năm. Và tất nhiên, các khoản phụ phí cũng sẽ được đính kèm với các cột mốc xác định 25 trận, 50 trận, 100 trận ra sân.
Trong khi đó, về phía Coutinho, câu lạc bộ đã trải qua hành trình dài khốn đốn để có được chữ ký của anh hồi đầu năm 2018. Dù anh phải khăn gói ra đi hè 2019, nhưng người Catalan vẫn phải hì hục dọn dẹp hậu quả sau đó.
Tại thời điểm Coutinho gia nhập Nou Camp, con số 142 triệu bảng để chi trả cho Liverpool là quá lớn và Barca quyết định phương án trả góp thay vì sòng phẳng 1 lần. Đến tháng 10/2019, các báo cáo lộ ra Barca vẫn đang nợ Liverpool tới 84 triệu bảng từ thương vụ này, trong đó 24 triệu bảng phải trả ngắn hạn, còn 60 triệu trả dần trong tương lai. Theo tờ nhật báo Guardian, thực chất số tiền phi chuyển nhượng cầu thủ này chỉ là 106 triệu bảng, còn lại sẽ là phụ phí mà tối đa có thể lên tới 36 triệu bảng.
Xem thêm: Barcelona dưới thời Messi
Cụ thể, Lữ đoàn đỏ nhận được 4,4 triệu sau khi tiền vệ sinh năm 1992 hoàn tất đủ 25 trận đấu cho Barcelona. Như vậy The Kop sẽ nhận tối đa 17 triệu nếu Coutinho đạt mốc 100 trận bên cạnh 4,4 triệu nữa cho mỗi lần Barca giành vé dự Champions League. Ngoài ra, 4,4 triệu nữa sẽ được chuyển vào tài khoản Liverpool nếu ông lớn Catalan vô địch giải đấu danh giá nhất nước Anh. Cùng bảng lương 12,1 triệu một mùa.
Tuy vậy, Barca cũng là chủ nợ của khá nhiều đội bóng Châu Âu với loạt ngôi sao cũng là sản phẩm từ các bản hợp đồng trả góp, có thể lể tới Vidal, Arthur Melo, Neto,…
Vì thế, hình thức này còn tồn tại tiếp tục trở thành xu thế không có gì là lạ. Các đội bóng đá Châu Âu và đang đang rục rịch “đi chợ” và giờ thì hãy cùng chờ đợi những thương vụ sắp tới sẽ đi theo những biến số nào mà thôi.